"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi"
Hai câu ca dao trên từ lâu đã trở nên quen thuộc của người dân Bình Định bởi nó nói về chiếc bánh ít lá gai- một đặc trưng của xứ dừa Bình Định nói riêng vả đặc sản miền Trung nói chung.
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay nhuyễn. Sau đó là phần tạo màu và hương vị thơm chát cho bánh, với lá gai non rửa sạch, luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo rồi giã.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân - "nhưng" bánh. "Nhưng" bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay, ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào "nhưng" trên bếp lửa liu riu cho đến khi đường chín tới, "nhưng" có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Sau khi đã xào "nhưng" xong, ngắt một miếng bột nếp, tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm "nhưng" bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ "nhưng" bánh thành một khối tròn. Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phụng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy hấp dẫn.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và gói từng gói nhỏ làm quà biếu cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hóa ẩm thực và văn hóa ứng xử của người Bình Định.
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi"
Hai câu ca dao trên từ lâu đã trở nên quen thuộc của người dân Bình Định bởi nó nói về chiếc bánh ít lá gai- một đặc trưng của xứ dừa Bình Định nói riêng vả đặc sản miền Trung nói chung.
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay nhuyễn. Sau đó là phần tạo màu và hương vị thơm chát cho bánh, với lá gai non rửa sạch, luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo rồi giã.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân - "nhưng" bánh. "Nhưng" bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay, ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào "nhưng" trên bếp lửa liu riu cho đến khi đường chín tới, "nhưng" có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Sau khi đã xào "nhưng" xong, ngắt một miếng bột nếp, tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm "nhưng" bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ "nhưng" bánh thành một khối tròn. Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phụng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy hấp dẫn.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và gói từng gói nhỏ làm quà biếu cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hóa ẩm thực và văn hóa ứng xử của người Bình Định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét